Điện mặt trời mái nhà dư phát lên lưới điện sẽ có giá 0 đồng

Bộ Công Thương vừa đề xuất Chính phủ xây dựng nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà. Theo đề xuất, điện mặt trời mái nhà có liên kết với lưới điện quốc gia sẽ chỉ để tự sử dụng, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác. Nếu điện dư phát lên lưới thì sẽ được tính với giá 0 đồng.

Quy định mới về phát triển điện mặt trời mái nhà

Theo đề xuất của Bộ Công thương mới đây, quy định về phát triển được nêu rõ trong hai trường hợp sau:

Trường hợp 1: Đối với điện mặt trời mái nhà có kết nối với lưới điện quốc gia

Trường hợp này, các cá nhân, tổ chức có liên kết với lưới điện quốc gia chỉ được sử dụng tại chỗ, không bán điện cho các tổ chức, cá nhân khác, bao gồm cả việc không bán điện cho EVN.

Tại dự thảo, nghị định mới cho phép các tổ chức, cá nhân lựa chọn phát hoặc không phát điện dư lên lưới. Theo đó, nếu phát điện dư vào hệ thống điện quốc gia thì nhà nước sẽ ghi nhận lượng điện đó với giá 0 đồng. Ngược lại nếu chọn không phát điện dư lên lưới thì cá nhân, tổ chức đó sẽ phải tự đầu tư thiết bị chống phát ngược lên lưới

Như vậy, lượng điện dư phát lên lưới sẽ không được nhà nước thanh toán, đổi lại Chính phủ sẽ cho phép các tổ chức, cá nhân bám lưới điện để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định.

Bên cạnh đó, công suất của hệ thống điện mặt trời mái nhà có nối lưới phải phù hợp với phụ tải hiện có tại thời điểm thực hiện đăng ký lắp đặt. Quy định này được áp dụng đối với toàn bộ hệ thống trên phạm vi cả nước.

điện mặt trời mái nhà

Trường hợp 2: Đối với điện mặt trời mái nhà độc lập, không liên kết với điện lưới

Trong trường hợp này, các cá nhân, tổ chức sẽ không được bán điện cho các cá nhân, tổ chức khác, chỉ được sử dụng tại chỗ (tức không được phép kinh doanh mua bán điện với bất kỳ hình thức nào). Đồng thời, người dùng cần phải đảm bảo về cả phụ tải và nguồn phát điện không được kết nối với hệ thống điện quốc gia.

Đối với hệ thống không nối lưới, quy mô công suất hệ thống sẽ không giới hạn tại thời điểm thực hiện đăng ký phát triển.

Không cần phê duyệt nếu lắp điện mặt trời tại nhà ở riêng lẻ

Để thúc đẩy phát triển, Bộ Công thương đề xuất các hệ thống lắp tại nhà ở không phải thực hiện phê duyệt, chấp thuận chủ trương đầu tư, không phải lập dự án đầu tư.

Cùng với đó, Bộ Công thương cũng bổ sung thêm các giải pháp đất, công trình xây dựng có mái nhà không phải bổ sung đất và công năng cho công trình năng lượng.

Nghị định này được Bộ Công Thương dự tính sẽ có hiệu lực kể từ ngày ký và kéo dài đến 31/12/2030.

Contact Info

title-image

Service

title-image

We at

title-image
error: Content is protected !!